“Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người”. Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác biệt gì?
Thì ra, gấu người là một loài trong loài gấu. Thân nó dài khoảng 2m, thân hình to lớn, lông màu nâu đen, tên thường gọi là “gấu người”, tên sinh vật học gọi là “gấu nâu Himalaya”.
Nguyên nhân chúng được gọi là “gấu người” có thể là vì chúng thường đi thẳng giống người; thứ hai là vết chân của chúng cũng rất giống vết chân của người.
Gấu người từng xuất hiện ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhưng mấy năm gần đây, người vùng này rất ít khi nhìn thấy. Điều này cho thấy gấu người đã dần dần hiếm đi, suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong loài gấu, trừ gấu người ra, còn có nhiều loại như gấu trắng, gấu nâu Châu Âu, gấu đen và gấu ngựa, v.v..
Gấu trắng phân bố ở vùng Bắc Cực, như Băng Đảo, Canađa và trên nhiều hải đảo ở phía bắc nước Nga. Đặc trưng chủ yếu là đầu và cổ lớn hơn so với các con gấu khác, lông màu trắng. Gấu nâu phân bố ở hầu hết các vùng của Châu Âu, Châu á và bắc Châu Mỹ, thể trọng có thể đạt đến trên 500kg, trong đó gấu nâu ở Alaska được coi là lớn nhất. Gấu xám là biến chủng của gấu nâu, thể trọng nhỏ hơn gấu nâu Alaska, nhưng tính cách lại hung ác giống như gấu Alaska. Gấu đen còn được gọi là gấu trăng non hay gấu trăng (nguyệt hùng), thường thấy rất nhiều ở Trung Quốc.