Nếu như bạn đến Viện bảo tàng tự nhiên hoặc Công viên Hải dương để tham quan, người giới thiệu sẽ chỉ vào nhân ngư và bò biển nói với bạn rằng, đó chính là mĩ nhân ngư. Nhưng bất kì người nào cũng đều khó có thể liên hệ con vật trước mắt với cái từ đẹp đẽ này được. Vậy thì, vì sao nhân ngư và bò biển lại được người ta gọi là mĩ nhân ngư được nhỉ?
Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người do bản tính thích suy tưởng mà con người đã tạo ra nhiều loài động vật tưởng tượng. Những động vật tưởng tượng này có con là lấy động vật có thật làm mô hình thu nhỏ để biến đổi thành, có con sau khi thông qua sự tưởng tượng hư cấu lại kết hợp với động vật thực tế mà hình thành. Nhưng bất luận trong trường hợp nào thì giữa ảo tưởng và thực tế cũng chỉ là tương đối. Mỹ nhân ngư đã được người ta gọi là cá người đẹp, vì chúng có điểm tương tự giống với loài người.
Trong “Hải Sơn kinh” của thời Trung Quốc cổ đại, người viết đã từng nhắc đến người cá. Trong “Hoà danh sao” của Nhật Bản, tác giả cũng đã từng miêu tả người cá. Tuy nhiên, cho đến nay, người cá nổi tiếng nhất có thể chính là Sailon trong sử thi “Ôđixê” của Homeros (nhà thơ người Hi Lạp). Lúc đầu Sailon là một quái vật mặt người mình chim. Đến giữa thế kỉ XIX, quái vật này đã mọc ra đuôi cá, do vậy nửa thân trên của Sailon đã biến thành cô gái xinh đẹp, trong đó có cánh, chân chim, phần eo trở xuống là động vật có đuôi cá.
Người đầu tiên kết hợp giữa nhân ngư với người cá là Kufu – nhà bảo tàng học của Pháp thế kỉ XIX. Ông cho rằng “bộ mặt thật của người cá chính là nhân ngư. Do vậy tên của Sailon đã trở thành danh từ chuyên dụng là động vật họ bò biển bao gồm nhân ngư và bò biển.
Vậy thì, nhân ngư và loài người có những điểm nào giống nhau? Trước tiên là chúng có lông thân, có thể đứng được dưới biển; thứ hai là núm vú của nhân ngư nằm ở phần cuối chi trước, cũng chính là vị trí của phần ngực, khi chúng ở thời kì cho con bú, sẽ nhô hẳn ra, tương tự như hai vú của phụ nữ; thứ ba là nhân ngư có hai lỗ mũi phía ngoài, ngoài ra còn có khớp xương, để cho chúng có thể vận động chi trước một cách linh hoạt. Tất cả những kết cấu này sẽ khiến cho mọi người tưởng tượng đến cảnh vào thời kì cho con bú, nhân ngư sẽ ôm đứa con cho bú.
Hiện nay, chúng ta đã hiểu rõ, tuy ngoại hình của nhân ngư khác biệt với loài người, nhưng khi chúng nhô nửa thân lên từ trong sóng nước tung trào của biển cả, trong ánh trăng mờ, chúng ta sẽ có một cảm giác như nàng “quý phi đang tắm”, lại được sự tô vẽ của các nhà văn, sự khẳng định của các nhà động vật học, nên nhân ngư đã có tên gọi “cá mĩ nhân” đẹp đẽ như vậy.