Buối tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường sẽ phát ra tiếng “tuýt ! tuýt !”, đây là tiếng kêu của con dế – loài côn trùng mà các bạn nhỏ rất thích. Điều thú vị là tiếng kêu vang này không phải là được phát ra từ trong miệng của con dế, mà là được phát sinh thông qua sự ma sát giữa đôi cánh.
Dế trưởng thành thường thấy đều có hai đôi cánh. Cánh trước tương đối cứng, có tác dụng phát tiếng kêu và bảo vệ cơ thể; cánh sau mềm có tác dụng bay lượn. Cánh trước của dế đực thông thường có các loại gân cánh đan xen ngang dọc hoặc song song, giữa gân cánh hình thành cửa số cánh trong suốt. Một đường gân của hai cánh trước rất to, trở thành cơ quan phát âm của loài dế: phía dưới gân ngang của cánh phải trước có mọc một loạt hình răng cưa nổi lên, hình thành răng phát âm.
Khi dế đực kêu, răng phát âm của cánh phải trước và gân ngang của cánh trái trước không ngừng ma sát phát ra âm thanh, giống như chiếc cung của đàn viôlông không ngừng ma sát vào dây đàn, âm phát ra được cộng hưởng ở cửa sổ cánh trong suốt. Một con dế cơ thể chỉ dài có mười mấy milimét có thể phát tiếng kêu rất vang, khi dế sống ở trong hang, khe gạch, kẽ đá kêu, nhờ tác dụng phóng thanh của nơi ở, tiếng kêu sẽ càng vang hơn.