Động vật khi gặp phải sự kích thích mạnh mang tính tương phản, nó sẽ có những hành động mang tính mâu thuẫn như lùi về phía sau rồi lại tiến lên phía trước. Về mặt lí thuyết mà nói, nếu cường độ của hai loại kích thích này tương đương nhau thì động vật sẽ “án binh bất động”. Nhưng trong thực tế, hiện tượng này không xảy ra thường xuyên. Trong điều kiện bình thường những kích thích thường có sự khác biệt về mức độ mạnh, yếu, to, nhỏ v.v. con vật sẽ có phản ứng đối với những kích thích mang mức độ mạnh và lớn hơn.
Lấy mèo làm ví dụ: khi chúng ta đồng thời đưa thức ăn cho nó và dọa nó, mèo nhà sẽ nảy sinh trạng thái tâm lý mâu thuẫn. Khi thấy sự sợ hãi, mèo nhà muốn lùi lại phía sau, nhưng khi nhìn thấy miếng mồi nó lại muốn tiến lên phía trước. Lúc này nếu chúng ta tăng thêm độ sợ hãi cho mèo nhà, nó sẽ hơi lùi lại phía sau, nhưng một lúc sau khi con mèo nhìn thấy miếng mồi, lòng tin của nó được khôi phục, nó lại một lần nữa tiến lên phía trước.
Những động tác tiến lên, lùi lại lặp đi lặp lại nhiều lần chúng ta gọi là những “hành động song trùng”.
Hành động song trùng không chỉ có ở loài mèo mà nó cũng xảy ra đối với các loài động vật khác. Những động tác mà nó biểu hiện ra ngoài việc tiến lên, lùi lại, v.v. còn có những động tác như nhảy sang phải, sang trái, nhảy lên trên, nhảy xuống dưới, bò trườn, xoay vòng tròn, hoặc có những động tác như nhảy nhót, vẫy đuôi v.v. rất sinh động và có nhịp điệu.