Thức ăn của con người chủ yếu là từ thực vật, hơn nữa tuyệt đại bộ phận là từ hạt giống, bởi vì hạt giống chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhiều so với rễ, thân và lá. Những chất dinh dưỡng trong hạt giống có ba loại chính: hợp chất đường (bao gồm tinh bột, các loại đường…), protein và dầu mỡ, ngoài ra còn có một số ít các loại vitamin, chất khoáng, chất xúc tác và các sắc tố v.v.
Tinh bột là chất dự trữ nhiều trong cây, các loại ngũ cốc (lúa, mỳ, ngô…) đặc biệt rất giàu tinh bột, cung cấp cho con người lượng cũng lớn nhất, bình quân trên thế giới cứ ba người thì có một người ăn gạo, mà nhiều nước Châu Á họ hầu như ăn ba bữa một ngày.
Hàm lượng chất protein có nhiều nhất trong các loại thuộc họ đậu, thường chiếm từ 25% đến 40%. Hàm lượng protein trong đậu tương cao đến 40%. Hàm lượng chất dầu mỡ cao nhất có trong các loại hạt giống của hạt lấy dầu như lạc, chiếm tới 40% đến 50%. Trong dầu ăn, dầu hạt giống chiếm khoảng một nửa. Có thể nói hạt giống là kho dự trữ chất dinh dưỡng thực sự của thực vật và nguồn dinh dưỡng vô tận của con người.
Tại sao hạt giống lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy? Chúng ta hãy nghiên cứu vai trò chất dự trữ thì sẽ tìm ra câu trả lời. Xét về góc độ tiến hóa, hạt giống là sản phẩm phát triển cao độ của thực vật, nó bao hàm là một sinh mệnh nhỏ mới – phôi giống, lại chứa chất dinh dưỡng mà cá thể mới cần thiết, chúng có cấu tạo rất chặt chẽ và tinh xảo, cũng giống như thai nhi của động vật có vú cần sữa nuôi dưỡng vậy, hạt giống từ khi nảy mầm cho đến khi một cơ thể con mới mọc lên, ra những chiếc lá non cũng giống như một “hài nhi” chưa thể sống tự lập được, nó cần sữa như một chất dự trữ. Vậy “nguồn sữa” đó được thực vật chuẩn bị như thế nào cho thế hệ sau và thế hệ sau sẽ “bú” như thế nào?
Hóa ra, trong quá trình phát dục của hạt giống, chất dinh dưỡng trong cơ thể thực vật không ngừng được điều động cho quả và hạt, khi hạt đã thành thục, những chất dinh dưỡng có thể hòa tan này chuyển biến thành những chất cao phân tử không hòa tan (chất đường, protein, mỡ) dự trữ lại, mỗi một hạt giống là một kho dự trữ; kho dự trữ của loài ngũ cốc là phôi nhũ (như hạt gạo), kho dự trữ của loài đậu là lá mầm (như mảnh nửa của hạt đậu tằm). Sau khi hạt chín rời khỏi cây mẹ, thường ở trạng thái ngủ yên, kho dự trữ được đóng chặt lại. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, hạt hút nước và nở ra, kho dự trữ cũng “mở cửa”, những chất không hòa tan lại biến thành những chất hòa tan, vẫn có thể chuyển và hấp thụ, tinh bột gặp nước kết tinh thành đường, mỡ biến thành axit béo và glixerin, protein biến thành axit amin v.v. Những chất này, có chất được dùng làm “nhiên liệu” trở thành động lực khi hạt nảy mầm, có chất được dùng làm “vật liệu xây dựng” tạo thành các tổ chức và tế bào mới. Vậy là hạt giống nhỏ nhoi đã biến thành một chồi non, lúc này chất dinh dưỡng dự trữ tiêu dùng hết, giống như một quả trứng gà nở ra chú gà con, chỉ còn lại chiếc vỏ trứng trống rỗng mà thôi.
Giai đoạn đầu của hạt giống nảy mầm và chồi non phát triển đều tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng. Ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra nếu hạt giống không có chất dinh dưỡng phong phú như vậy thì làm thế nào có thể nảy mầm được.
Con người lấy rất nhiều chất dinh dưỡng từ hạt giống, đồng thời cũng không phụ thuộc hoàn toàn vào ân huệ của cây trồng. Loài người vẫn tìm mọi cách cải tạo giống cây trồng, tăng sản lượng, nâng cao hàm lượng protein trong hạt giống, để hạt giống có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho con người.