Con cúi dúi và lừa, ngựa, tê giác… đều thuộc về loài có móng chân lẻ trong động vật có vú. Con cúi dúi tồn tại đến ngày nay tổng cộng có 4 loài: cúi dúi Mã Lai, cúi dúi Nam Mĩ, cúi dúi rừng và cúi dúi Trung Mĩ. Nhiều đặc trưng của chúng so với con cúi dúi hóa thạch thời cổ đại là hoàn toàn giống nhau, cho nên cúi dúi là một trong những giống loài cổ xưa nhất của loài có móng chân lẻ. Ngày nay, cúi dúi chỉ còn lại ở một số ít ở khu vực Châu Mỹ và Đông Nam á, số lượng rất ít, đặc biệt quý hiếm, vì vậy chúng còn được gọi là “hóa thạch sống”.
Con cúi dúi vừa không có răng sắc như đoản kiếm, không có móng sắc nhọn, lại không có sừng cứng nhọn để làm vũ khí tự vệ, nhưng lại có thể được coi là “hóa thạch sống” tồn tại đến ngày nay. Chúng thực sự là một kì tích lớn trong vương quốc của loài thú đấy!
Các nhà khoa học khi khảo sát con cúi dúi đã phát hiện ra, loài động vật này khi lựa chọn chỗ nghỉ ngơi cho mình, có 2 nguyên tắc: một là khu rừng rậm rạp; hai là ở những khu vực nước như hồ, ao… mặc dù chúng có thể sinh sống ở vùng núi cao. Sự lựa chọn này của con cúi dúi rất có quy luật, bởi chúng ăn chủ yếu là thực vật trên đất và thực vật thủy sinh, trong môi trường rừng gần nước dễ tìm kiếm thức ăn. Điều quan trọng hơn là, do con cúi dúi không có vũ khí tự vệ, nên nó chọn môi trường nước để có thể lặn sâu. Người ta được biết con cúi dúi có khả năng bơi rất giỏi, không những tốc độ bơi của nó rất nhanh, mà nó còn có thể lặn được xuống đáy nước một thời gian tương đối dài, lợi dụng mặt nước làm “nơi lánh nạn” của chính mình.
Thính giác và khứu giác của con cúi dúi đều rất nhạy cảm. Thị giác của chúng cũng không kém. Chỉ cần phát hiện thấy có “tín hiệu” nguy hiểm, chúng liền có thể từ trong rừng chạy nhanh về chỗ có mặt nước, và ngồi từ bờ sông hoặc trên sườn núi trượt xuống, lập tức có thể lặn xuống nước để trốn chạy. Chính vì con cúi dúi có những bản lĩnh sống độc đáo này nên nó mới có thể tồn tại được đến ngày hôm nay.