Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là “khỉ Nga Mi”.
Tất cả những người lên núi Nga Mi xem khỉ đều có thể nghe thấy những lời khuyên răn như sau: trước khi lên núi để có thể trêu đùa được khỉ lại không bị khỉ quấy rầy, tốt nhất nên mang nhiều thức ăn như lạc, bánh quy hoặc hoa quả cắt nát v.v., khi gặp đàn khỉ áp sát đòi “phí mãi lộ”, phải vứt một số thức ăn xuống đất, nhân lúc chúng đang bận ăn hoặc tranh giành thức ăn, phải nhanh chóng đi khỏi.
Tại sao khỉ Nga Mi lại đòi “phí mãi lộ” của người vậy nhỉ? Điều này thực ra rất đơn giản, đó là do con người tạo ra.
Bởi vì núi Nga Mi là thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, các du khách vô cùng khen ngợi, lũ khỉ đã quen với sự có mặt của con người, nên nhìn thấy người không hề sợ hãi chút nào. Các du khách để tăng thêm niềm vui trên dọc đường đi, nên thường vứt thức ăn để trêu đùa với lũ khỉ. Cứ như vậy, lâu dần lũ khỉ đã hình thành một phản xạ có điều kiện – nhìn thấy du khách thì phải có thức ăn để ăn. Vì thế đã xuất hiện hành vi “đòi phí mãi lộ”.
Tuy nhiên, khỉ Nga Mi trong quá trình “đòi phí mãi lộ” tỏ ra rất thấu tình đạt lí. Ví dụ bạn cho khỉ một hạt lạc, thì nó dùng tay cầm lên cho vào miệng để bóc vỏ, rồi lại tiếp tục xin bạn, cho đến khi lạc ở trong tay của bạn đều cho nó ăn hết, sau đó đưa hai tay không cho nó “kiểm tra”, để biểu thị “lạc của tao đã cho mày ăn hết rồi”, thì nó sẽ không tiếp tục đòi bạn nữa.