Tai của động vật là cơ quan thính giác nhưng rất ít người biết rằng, loài ngựa ngoài việc dùng tai làm cơ quan thính giác nó còn sử dụng tai để biểu thị các trạng thái tình cảm: mừng, vui, buồn, tức, v.v..
Những người nuôi ngựa thường quan sát “tình cảm” của ngựa dựa vào tiếng kêu, các hoạt động của đuôi, tứ chi, các động tác ở trên mặt, các tư thế của nó v.v..
Ví dụ khi ngựa đói, nếu chưa kịp đưa thức ăn, nó dùng móng trước cào liên tục xuống đất. Khi ngựa bị lạnh, nó dạng chân sau, dùng vó sau đá lung tung. Nhưng nơi biểu đạt tình cảm rõ nhất của ngựa là ở khuôn mặt, trong đó tai, mũi, mắt là nơi dễ nhận thấy nhất. Trong những bộ phận này thì tai là bộ phận mà con người dễ quan sát nhất. Do vậy, những người có kinh nghiệm nuôi ngựa có thể nhận biết được tình cảm của ngựa chỉ qua đôi tai của nó.
Khi ngựa vui vẻ thì tai dựng lên, gốc tai rất khỏe, thỉnh thoảng lại vẫy nhẹ. Khi tâm trạng ngựa không vui thì tai nó không ngừng vẫy về phía trước và sau. Khi ngựa căng thẳng, nó ngẩng cao đầu, tai hướng về hai bên và dựng đứng. Khi ngựa hưng phấn tai nó luôn hướng về phía sau. Ngựa khi lao động mệt nhọc, đôi tai ủ rũ và hướng về phía trước hoặc hai bên. Nếu ngựa buồn bực, muốn nghỉ ngơi, tai của nó hướng sang hai bên, khi ngựa sợ hãi, đôi tai vẫy liên hồi và từ lỗ mùi phát ra tiếng kêu, dân gian gọi là “hắt xì hơi”, về ban đêm, hắt xì hơi thường xảy ra nhiều hơn.
Chỉ cần nhìn tai ngựa là biết được các sắc thái tình cảm khác nhau của nó. Nếu lại quan sát mũi, mắt ngựa, động tác soái đuôi của nó thì có thể hiểu được rất nhiều tình cảm khác của ngựa.